G-JQ3EN13HXB

Những thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Những thay đổi của thời tiết có thể tàn phá sức khỏe tổng thể của bạn. Một số người khẳng định rằng, họ cảm thấy đau sâu trong khớp khi trời chuyển mưa. Những người khác bị suy nhược, dị ứng theo mùa, hen suyễn vì lượng phấn hoa tăng khi thời tiết ấm hơn.

1. Thời tiết thay đổi ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

Biến đổi khí hậu là gì? Ý nghĩa của biến đổi khí hậu toàn cầu

Thời tiết và sức khỏe của con người có sự tác động lẫn nhau. Sự tác động này sẽ khác nhau tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của người đó. Ở những người sức khỏe yếu, khi thời tiết thay đổi họ cảm nhận rất rõ, ngược lại những người khỏe mạnh họ không có cảm nhận gì, hay nhờ sức khỏe tốt nên lướt qua. Đối với những người nhạy cảm với thời tiết, khi thời tiết thay đổi họ có nhiều biểu hiện như; mệt mỏi, nhức đầu khó chịu… nên người ta hay gọi là “bệnh thời tiết”. Các nhà sinh lý học đã chứng minh sự tương tác giữa môi trường và cơ thể sống qua khái niệm sau đây “Sinh lý người là sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người, mối liên quan giữa các cơ quan, bộ phận với nhau cũng như mối liên quan giữa toàn bộ cơ thể với môi trường bên ngoài”.  Các yếu tố vi khí hậu như; nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, các tia …tác động mạnh đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể con người. Nhiều bệnh lý xảy ra nhiều ở mùa này, ngược lại ít xảy ra ở mùa khác. Cho đến nay, không thể nói chính xác mùa nào thì bệnh nào xảy ra, mùa nào thì không có bệnh.…Qua bài viết này, chúng tôi nêu một số bệnh lý thường xảy ra khi thời tiết thay đổi để mọi người biết và chủ động phòng chống, cũng như cách xử lý bệnh.

Các nhà khoa học về khí quyển cho rằng; Mỗi khi bầu khí quyển thay đổi như xuất hiện gió, giông, lốc, bão, tuyết… đều ẩn chứa những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe về xương khớp, hô hấp, các bệnh về huyết áp hay tim mạch…Những thay đổi thời tiết phức tạp, nó không chỉ biến đổi về trạng thái mà còn có sự thay đổi về nhiệt độ, áp suất… từ đó tác động lên con người và các sinh vật sống trên trái đất. Tuy nhiên, để tìm ra chính xác sự biến đổi thời tiết nào ảnh hưởng tới con người, ở bộ phận, cơ quan nào vẫn là một ngành khoa học bí ẩn, nó đặc biệt gây khó khăn trong các lĩnh vực về tâm sinh lý. Bởi khi thời tiết thay đổi, không chỉ con người sinh học bị ảnh hưởng mà cả tâm lý, tình cảm, nhận thức của con người ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Hiện nay khi biến đổi khí hậu ngày càng mạnh mẽ, những tác động của nó đến sức khỏe con người ngày càng nhiều, khi đó những nghiên cứu sâu về khí hậu, thời tiết lên sức khỏe sẽ ngày càng có ý nghĩa và quan trọng hơn bao giờ hết.

2. Các yếu tố thời tiết tác động chủ yếu tới sức khỏe

Trung Quốc chống chọi nắng nóng, lũ lụt thế nào?

      - Nhiệt độ: Theo các nhà y học, tuy nhiệt độ không khí có gây cho cơ thể những cảm giác không thoải mái (lạnh hay nóng quá), nhưng ít khi nó là nguyên nhân chính.
      - Độ ẩm: Trước đây, người ta thường cho rằng độ ẩm cao sẽ tác động đến nhiều căn bệnh mạn tính như thấp khớp, hen suyễn. Song khi kiểm tra lại trong buồng khí hậu nhân tạo, các nhà khoa học đã không thấy hậu quả như thế. Vì vậy, có thể cho rằng hiệu ứng độ ẩm với các loại bệnh mạn tính là sự kết hợp với nhiều điều kiện khác và có tính chất gián tiếp.
      - Áp lực không khí: Các chất khí nằm trong dạ dày - ruột sẽ giãn nở khi áp suất này giảm. Kết quả là các cơ bị căng lên, khiến ta ăn kém ngon và quá trình tiêu hóa cũng bị rối loạn. Ngoài ra, khi áp suất khí quyển giảm, cơ hoành bị nâng lên cao, có khả năng gây khó thở và ảnh hưởng tới hoạt động tim mạch. Một số bệnh nhân lao, xơ vữa động mạch... sẽ càng nhạy cảm với sự dao động khí áp. Đặc biệt, khi áp suất khí quyển hạ thấp đột ngột hoặc rất thấp, điện trở của da lớn hơn bình thường rất nhiều và ngược lại.

3. Các bệnh có thể gặp

Phân biệt nghỉ ốm hưởng nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH

Đầu tiên thời tiết thay đổi tác động đến huyết áp: Khi áp suất khí quyển giảm, huyết áp của con người cũng thay đổi. Nhiệt độ đột ngột xuống thấp khiến các mạch máu bị co lại làm tăng huyết áp, dễ xảy ra tai biến hay đột quỵ, nhất là đối với bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp.

Thứ hai là thay đổi thời tiết và hô hấp: Khi thời tiết chuyển mùa hay từ lạnh sang nóng, những người gặp các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, dị ứng thấy bệnh trầm trọng thêm. Khi mùa xuân đến, thời tiết trở nên ấm áp hơn, nhưng đây cũng là mùa của các loài hoa thụ phấn hay côn trùng sinh sôi, phấn hoa chính là nguyên nhân gây ra các cơn dị ứng cho con người.

Đối với hệ cơ xương khớp: Khi trời trở lạnh, áp suất khí quyển và nhiệt độ giảm, và độ ẩm không khí tăng lên gây ra nhiều bệnh xương khớp. Lý do là áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực cho khớp, độ ẩm tăng góp phần gây nên sưng mỏi khớp. Đồng thời mạch máu bị co lại khi nhiệt độ giảm xuống, khiến máu trong cơ thể lưu thông kém, làm chân tay đau buốt, tê cứng hơn. Một số nghiên cứu còn khuyến cáo trời lạnh, làm thay đổi dịch khớp, gây đau khớp hay trước một cơn bão, áp suất khí quyển thay đổi đột ngột có thể gây đau khớp.

Đối với hệ thần kinh: Vào mùa hè ngày dài hơn đêm, việc tiếp xúc với ánh sáng kéo dài thường gây ra các chứng đau nửa đầu. Việc thời tiết thay đổi làm cho nhiều người mắc chứng đau đầu, đó là do áp suất khí quyển và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến các mạch máu lưu thông đến não gây ra hiện tượng đau đầu.

Thay đổi thời tiết và bệnh tiểu đường:  Khi nhiệt độ xuống thấp, cơ thể sẽ có những phản ứng để thích nghi như mạch máu co lại, đường trong gan được huy động để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, từ đó có thể làm gia tăng lượng đường trong máu ở các bệnh nhân tiểu đường.

Thay đổi thời tiết với các bệnh tim: Theo nghiên cứu của Tổ chức tim mạch Mỹ, mỗi khi nhiệt độ giảm 1 độ có thêm khoảng 200 trường hợp đau tim xảy ra trên khắp nước Mỹ. Nguyên nhân là do nhiệt độ giảm phát sinh các căn bệnh như tăng huyết áp, tăng nguy cơ cục máu đông và là điều kiện trực tiếp làm xuất hiện các cơn đau tim.

Thay đổi thời tiết và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (COPD) và các bệnh phổi khác:  Khi trời nóng, thời tiết ẩm ướt có thể làm cho việc hít thở khó khăn, đặc biệt đối với những người có các bệnh về phổi trước đó. Hoặc khi thời tiết thay đổi nhiệt độ sang lạnh và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để phát triển các virus gây bệnh đường hô hấp.

Thời tiết với cảm lạnh và cúm: Theo các chuyên gia sinh học địa chất, mặc dù không biết rõ lý do tại sao khi thời tiết thay đổi con người thường mắc bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Họ tin rằng, sự biến động nhiệt độ nhanh làm hệ miễn dịch bị suy yếu, thêm vào đó các virus gây bệnh cảm lạnh thường lan truyền dễ dàng hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm.

Thời tiết thay đổi và chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Những người bị ADHD sẽ bị rối loạn tình cảm theo mùa nóng lạnh khác nhau. Thêm vào đó, ở những khu vực nắng ít, số lượng bệnh nhân ADHD tăng lên, mặc dù các chuyên gia nghiên cứu chưa giải thích được tại sao lại có tình trạng này.

Thay đổi thời tiết và bệnh xoang: Khi áp suất khí quyển thay đổi, nhiều người cảm thấy nó tác động ngay đến bệnh xoang vốn có của mình, họ thường xuất hiện các triệu chứng ngạt mũi, khó thở….

4. Bảo vệ sức khỏe trước những thay đổi của thời tiết

Mọi người cần biết cách chăm sóc đúng cách để mọi người khỏe mạnh trong những ngày thời tiết thay đổi.

      - Giữ ấm cho cơ thể tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Về đêm nhiệt độ xuống thấp, việc giữ ấm lại càng trở nên quan trọng hơn, cần mặc nhiều áo để giữ ấm.
      - Vệ sinh thân thể: Khi tắm, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng điều hòa hoặc quạt sưởi thì nên bật trước đó khoảng 15 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên. Nguyên tắc quan trọng khi tắm lúc trời trở lạnh là tắm từ dưới lên trên. Rửa chân đầu tiên, sau đó tắm dần lên trên. Gội đầu thật nhanh sau khi tắm để tránh bị lạnh khi đang ướt.
      - Ra ngoài trời vận động hợp lý, tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng để hấp thụ vitamin D, phòng ngừa được bệnh còi xương với trẻ nhỏ. Thời điểm lí tưởng đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8h - 9h30h. Lưu ý cần hạn chế tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá...
     -  Chăm sóc giấc ngủ Ăn uống đủ chất Bữa ăn phải được đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn nên được bổ sung thêm nước cam, hoa quả, sữa chua; tăng cường thực phẩm vi chất dinh dưỡng có tác dụng nâng cao sức đề kháng, ăn uống ngon miệng, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất như  thịt bò, đậu nành, giá đỗ, bí đỏ, lạc...

Copyrights © 2018 All Rights Reserved by Eco Green.